THỐNG KÊ TRUY CẬP
- Trực tuyến: 43
- Tổng số: 901.737
Vớ medi là vớ y khoa có tác dụng tạo một áp lực nhất định đã được nhà sản xuất tính toán trước cho từng loại vớ (class 1, 2, 3, 4) lên tĩnh mạch chân, phục hồi sự khép kín của các van tĩnh mạch, do đó phục hồi sự lưu thông máu một chiều như bình thường, giải quyết tình trạng ứ đọng máu ở phần thấp của chân.
Ngoài ra, vớ y khoa còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra.
Vớ y khoa tốt phải tạo được độ dốc áp lực thì mới có tác dụng điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Độ dốc áp lực là áp lực ép lên tĩnh mạch giảm dần một cách đều đặn dọc theo chiều dài chân, từ cổ chân (áp lực 100%) đến đùi (áp lực 40%).
Tác dụng làm khép van và tạo độ dốc áp lực là hai đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa mà bất kỳ một loại thuốc nào cũng không thể thay thế được. Nếu bỏ qua yếu tố này thì kết quả điều trị rất kém, dù có uống thuốc lâu dài. Điều này rất dễ kiểm chứng với bệnh nhân của bác sỹ, những người đã từng uống thuốc lâu dài từ năm này qua năm nọ.
Tính năng nổi bật:
Dùng để điều trị suy tĩnh mạch chân:
- Phù chân ở phụ nữ có thai
- Phù chân, đau nhức chân, tê chân, vọp bẻ (chuột rút), tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, tĩnh mạch mạng nhện....
Duomed Class 1 (CCL 1): Chứng giãn tĩnh mạch trung bình dẫn đến phù không phải do yếu tố cơ địa, giai đoạn sớm của giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai.
Duomed Class 2 (CCL 2): Với những triệu chứng nặng hơn, giãn tĩnh mạch rõ ràng với sự xuất hiện của phù nề, phù sau chấn thương, sau chữa lành các ổ loét nhỏ, sau viêm tĩnh mạch huyết khối, giúp ổn định kết quả của liệu pháp chích xơ và cắt tĩnh mạch giãn, giãn tĩnh mạch nặng hơn ở phụ nữ mang thai. Có thể điều trị khởi đầu với vớ y khoa class 1 để bệnh nhân thích nghi dần với độ bó của vớ, sau đó chuyển qua với class 2 sau vài tháng điều trị. Cũng có thể bắt đầu với class 2 nếu tình trạng phù nặng, phù cứng....
Cách dùng:
Cách chọn đúng cỡ (size) Chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công điều trị.
Cách xác định size vớ dựa vào 3 số đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi. Trong đó số đo vòng cổ chân là quan trọng nhất. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, mức độ phù chân, độ nhão của cơ bắp chân... bác sĩ có thể lựa chọn một size lý tưởng nhất cho từng bệnh nhân.
a) Đo vòng cổ chân: lấy số đo vòng cổ chân nhỏ nhất, ngay phía trên mắt cá chân (số đo cB).
b) Dựa theo số đo vòng cổ chân, chọn size (S, M, L...) tương ứng với số đo liệt kê trong cột 1 của bảng bên dưới.
c) Đối với vớ mang tới gối, đo vòng bắp chân (bắp chuối) lớn nhất phía dưới gối (đầu gối) (số đo cC).
Hãy kiểm tra xem số đo này có nằm trong giới hạn ở cột 2 của size đã chọn không, để chắc chắn rằng size đã chọn sẽ vừa với bệnh nhân.
d) Đối với vớ mang tới đùi hoặc tới hông như quần lót, lấy số đo vòng bắp chân như mục (c) ở trên, đồng thời lấy số đo vòng đùi (bắp vế) lớn nhất (số đo cG). Kiểm tra cả hai số đo này phải nằm trong giới hạn ở cột 2 và 3 của cùng một size để chắc chắn rằng size đã chọn sẽ vừa với bệnh nhân.
Cách sử dụng:
● Nên giặt riêng vớ medi trong lần giặt đầu tiên. Giặt tay hoặc máy dưới 400C.► Cách bảo quản vớ
● Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
● Không dùng chất tẩy trắng, có thể dùng nước xả mềm vải.
● Cất giữ nơi khô ráo ở nhiệt độ phòng. Tránh hơi nóng và ẩm ướt.
Lưu ý: Độ bền trên 6 tháng trong điều kiện mang vớ mỗi ngày.
Video hướng dẫn sử dụng: